Nhiều người hiểu lầm là khói từ thuốc shisha ít nguy hiểm hơn nhiều so với khói thuốc lá. Hơi nước do shisha tạo ra làm cho khói bớt khó chịu và gây ra cảm giác an toàn giả tạo, bớt lo lắng về tác hại thực sự đối với sức khỏe. Các bác sĩ tại nhiều bệnh viện trong đó có Phòng khám Mayo đã nói rằng việc hút shisha cũng huỷ hoại sức khỏe y như hút thuốc lá, và một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới cũng xác nhận kết quả này.
Mỗi lượt hút shisha thường kéo dài hơn 40 phút, và gồm từ 50 đến 200 lần hít, mỗi lần từ 0,15 đến 0,5 lít khói. Kết quả của Tổ chức Y tế Thế giới và Hội Ung thư Hoa Kỳ cho thấy, trong một lượt hút shisha kéo dài một giờ, một người có thể sẽ hít nhiều gấp 100 đến 200 lượng khói và nhiều hơn 70% lượng nicotine so với hút một điếu thuốc lá.
bán shisha
Một nghiên cứu vào năm 2005 cũng cho thấy người hút shisha có nguy cơ mắc bệnh răng miệng gấp 5 lần người không hút. Người hút shisha cũng có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 5 lần người không hút. Nước dùng để lọc khói hoàn toàn không hiệu quả trong việc loại bỏ tất cả các độc tố gây hại. Một nghiên cứu về việc hút bình shisha và ung thư tại Pakistan đã được xuất bản năm 2008. Mục tiêu của nghiên cứu là "tìm ra mức độ huyết thanh CEA trong những người chỉ hút shisha, tức là những ai hút shisha mà không hút bất kì thứ nào khác (thuốc lá, bidi, v.v.), têm thuốc từ 1 đến 4 lần một ngày, mỗi lần một lượng 120 g (một chén trung bình chứa 30g) hỗn tạp thuốc lá-mật đường (tức là lượng thuốc lá tương đương với 60 điếu thuốc, mỗi điếu 1g thuốc) và hút hết trong 1 đến 8 lượt". Carcinoembryonic antigen (CEA) là chỉ dấu tìm thấy trong một vài dạng ung thư. Mức độ huyết thanh này trong những người chỉ hút shisha nhỏ hơn so với người hút thuốc điếu mặc dù con số này không khác biệt về mặt thống kê giữa người hút shisha và người không hút. Ngoài ra, nghiên cứu cũng kết luận rằng việc hút shisha nặng (2-4 lần chuẩn bị mỗi ngày; 3-8 lượt mỗi ngày; từ 2 đến 6 tiếng) làm tăng đáng kể lượng CEA.
Nhận xét&Bình luận